Thuật quan sát người/ PHẦN 1
Thứ Tư
THUẬT QUAN SÁT NGƯỜI
PHẦN 1
1. Bát quái tướng mặt/ 2. Phương pháp quan sát/
1. Bát quái tướng mặt/ 2. Phương pháp quan sát/
Sách "Tướng gia bí quyết" nói: "Ngũ hình không trung chính thì cuộc đời nghèo khổ. Bát quái đầy đặn thì tài lộc đầy đủ".
Sách "Thuần dương tướng pháp" nói: "Tam đình bát quái đòi hỏi sự tương xứng". Cái gọi là bát quái tức là tám bộ vị trên gương mặt.
Bộ vị thứ nhất là tai phải. Tai phải thuộc phương đông. Phương đông Giáp, Ất, Dần, Mão đều thuộc mộc, cho nên tai phải gọi là "mộc tinh", cũng gọi là "cung Chấn".
Bộ vị thứ hai là góc trán bên phải. Góc phải trán thuộc phương đông nam, trong bát quái gọi là"quẻ tốn". Do đó nói chung các nhà tướng học đều gọi là "ngôi tốn".
Bộ vị thứ ba là chính giữa trán. Chính giữa trán thuộc phương nam. Phương nam, Bính, Đinh, Tỵ, Ngọ đều thuộc hỏa, cho nên giữa trán gọi là "hỏa tinh", cũng gọi là "cung Ly".
Bộ vị thứ tư là góc trán bên trái. Góc trán bên trái thuộc phương tây nam, trong bát quái gọi là "cung Khôn". Do đó các nhà tướng học đều gọi là "ngôi Khôn".
Bộ vị thứ năm là tai trái. Tai trái thuộc phương tây. Phương tây Canh, Tân, Thân, Dậu đều thuộc kim, cho nên tai trái gọi là "kim tinh", cũng gọi là "cung Đoài".
Bộ vị thứ sáu là má trái. Má trái thuộc phương tây bắc, trong bát quái gọi là "cung Càn". Do đó các nhà tướng học gọi là " ngôi Càn".
Bộ vị thứ bảy là cằm. Cằm thuộc phương bắc. Phương bắc Nhâm, Quí, Hợi, Tý đều thuộc thủy,cho nên miệng và cằm đều gọi là "thủy tinh", cũng gọi là "cung Khảm".
Bộ vị thứ tám là má phải. Má phải thuộc phương đông bắc, trong bát quái gọi là "quẻ Cấn". Do đó các nhà tướng học đều gọi là "ngôi Cấn".
Tám bộ vị này yêu cầu phải cao, đứng, đầy đặn, dầy dặn, có thịt. Kỵ nhất là lép, phẳng, lồi lõm và mỏng.
Nhà tướng học Ngụy Càn Sơ đời Thanh trong quyển 24 của bộ sách "Tướng học vấn đáp" có một đoạn vấn đáp về bát quái tướng mặt. Có thể tóm tắt như sau:
Hỏi: Vì sao người ta lại chia tướng mặt thành bát quái?
Đáp: Đó là để thuận tiện quan sát, các nhà tướng học đã chia mặt thành các bộ vị. Ví dụ: Hai tai là để xem vận khí thời niên thiếu. Tai trái quản từ 1 đến 7 tuổi.Tai phải quản từ 8 đến 14 tuổi.
Chia tướng mặt thành tám khu vực cũng giống như hai tai là để quan sát cho thuận tiện mà thôi. Đã đành chia tướng mặt thành tám khu vực thì phải đặt tên cho nó để mọi người có chuẩn tắc chung. Vì là tám khu vực cho nên dùng tên của tám quẻ thuần trong Kinh dịch để đặt tên cho nó. Điều đó không có nghĩa là trên mặt quả thực có tám quẻ.
Hỏi: Vì sao tai phải gọi là cung Chấn, còn trán gọi là cung Ly, tai trái gọi là cung Đoài...Đó có phải là thiên nhiên sắp xếp rồi không?
Đáp: Các ngôi quẻ trên tướng mặt không có một sự sắp xếp thiên nhiên nào cả. Đó là một số bậc tiền bối trong giới tướng học căn cứ kinh nghiệm người xưa và bản thân mình đặt ra. Chúng ta biết rằng từ rất xa xưa, các bậc tiền bối của giới tướng học đã chia mặt thành bốn phương vị: đông, tây, nam, bắc. Cũng từ rất xa xưa người ta đã chia tướng mặt thành ngũ tinh: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Hai cách chia này đều lấy tai phải làm phương đông. Phương đông Giáp, Ất, Dần, Mão đều thuộc mộc cho nên gọi là mộc tinh.Vì ngôi quẻ của các quẻ dịch lấy Chấn thuộc phương đông, cho nên các bậc tiền bối của giới tướng học lấy tai phải phối với quẻ Chấn.
Cũng theo đạo lý đó, trán là phương nam. Phương nam Bính, Đinh, Tỵ, Ngọ đều thuộc hỏa, cho nên gọi là hỏa tinh. Vì ngôi quẻ của quẻ dịch lấy Ly ở phương nam cho nên các nhà tướng học lấy trán phối với quẻ Ly...
.
.
2. Các phương pháp quan sát tướng mạo
a. Phương pháp kiểm chứng
Đây là phương pháp phổ biến của người xưa quen dùng. Do điều kiện tri thức và khoa học thời bấy giờ phát triển còn hạn chế,nên cổ nhân chủ yếu dựa vào sự quan sát tỉ mỉ bằng đôi mắt trên hình thể của nhiều người, từ đó rút ra một số qui luật nhất định về tướng mạo. Những qui luật đó sẽ được kiểm chứng trong thực tế cuộc sống rồi đúc kết thành những kinh ngiệm. Đồng thời, qua việc kiểm chứng sẽ loại bỏ dần dần những kết luận không chính xác.
Ví dụ như sách xưa kết luận "Nhân trung sâu và dài là người trường thọ" và giải thich như sau: Nhân trung cũng giống như mạch máu trong người,mạch máu lưu thông dễ dàng thì cơ thể mới khỏe mạnh,Nhân trung sâu và dài thì máu dễ lưu thông,còn như Nhân trung ngắn và nông cũng giống như mạch máu bị tắc nghẽn, máu huyết khó lưu thông khiến cơ thể vì thế mà bệnh tật thì khó mà sống thọ cho được.
Hiển nhiên là cách quan sát tướng mạo dựa theo những kinh nghiệm đúc kết từ phương pháp quan sát và kiểm chứng của người xưa không phải lúc nào cũng hoàn toàn thuyết phục. Nhưng cho đến bây giờ, cũng không thể phủ nhận một số kiểm chứng là rất chính xác.
b. Phương pháp phân tích
Người xưa phân tích cung mệnh, vận khí từng năm tháng của con người cùng với việc quan sát tỉ mỉ hình dáng cơ thể cũng như tính cách riêng từng người để đoán trước tương lai vận số.
c. Phương pháp biện chứng
Đây là phương pháp hay, linh hoạt và khá khoa học trong thuật xem tướng truyền thống của Trung Quốc bằng cách phân tích các mặt đối lập giữa cái tĩnh và cái động, giữa cái bất biến và cái thường biến thể hiện qua tướng mạo và tâm tánh mà suy đoán ra tính cách vận số của con người. Cách phân tích này loại bỏ quan niệm "Tướng mạo là do trời sinh và vận số cũng theo đó mà không thể thay đổi".
- Phương pháp biện chứng chỉ ra rằng: Bề ngoài con người thể hiện cho cái tĩnh nhưng tinh thần khí sắc cũng như tâm hồn thái độ lại luôn ở trạng thái động. Nói một cách khác, hình thể bên ngoài do tướng mạo trời sinh là cái bất biến nhưng chỉ là thứ yếu,còn cái tâm trong sáng mới là chủ yếu để quyết định tính cách và vận số tốt xấu trong cuộc sống riêng của từng người. Chính vì vậy mà sách "Tâm tính biên" có câu: "Tâm là cái gốc của bề ngoài, vén tâm ra sẽ thấy thiện ác. Tâm của mỗi người thể hiện qua việc làm, nhìn vào việc làm mà biết được họa phúc của người đó".
d. Phương pháp điểm diện
Đây cũng là phương pháp thường áp dụng trong cách nghiên cứu tướng mạo truyền thống của Trung Quốc. Điểm có nghiã là bộ phận, là đặc trưng riêng.Còn Diện tức là những nét chung tổng quát.
Phương pháp điểm diện bắt đầu từ việc quan sát hình thể tổng quát tướng mạo của một người, để đưa ra nhận xét ban đầu ứng với qui luật đã rút ra từ đa số người. Rồi kết hợp đi sâu vào phân tích đặc trưng của riêng cá nhân đó để đưa ra kết luận cuối cùng nhằm suy đoán vận số và tính cách của người cần quan sát.
e. Phương pháp hình thức
Là phương pháp nghiên cứu có từ thời nhà Đường - Trung Quốc. Các tiêu chuẩn trong phương pháp này được tiến hành theo các bước tuần tự như sau:
- Quan sát ngoại hình để biết con người đó thuộc dạng tướng người nào,tướng mạo là thông thường hay có dị thường hay không?
- Quan sát kết cấu xương cốt thể hiện qua dáng người xem có phù hợp với nguyên lý âm dương hay không?
- Quan sát Tứ độc - Lục phủ - Tam đình - Ngũ nhạc.
- Quan sát thanh âm,cách nói chuyện, tướng đi, dáng ngồi.
- Quan sát tinh thần.
f. Phương pháp nghiên cứu theo tinh thần - khí phách
Được phổ biến và áp dụng từ thời nhà Thanh - Trung Quốc,bao gồm quan sát tướng mạo dựa theo các đặc điểm sau:
- Quan sát mắt mũi
- Quan sát thanh âm,cách nói chuyện
- Quan sát tinh thần khí sắc
- Quan sát cử chỉ động tác
- Quan sát đôi tay
- Quan sát đôi chân
g. Phương pháp nghiên cứu theo thời gian
1. Nghiên cứu theo độ tuổi
- Từ 1 đến 7 tuổi: Quan sát tai trái
- Từ 8 đến 14 tuổi: Quan sát tai phải
- Năm 15 tuổi: Quan sát đỉnh trán và đỉnh đầu
- Năm 16 tuổi: Quan sát tai phải
- Năm 17 tuổi: Quan sát cặp mắt
- Năm 18 tuổi: Quan sát tai và nguyệt giác
- Năm 19 tuổi: Quan sát chân mày và thiên đình
- Từ năm 20 đến 21 tuổi: Quan sát sống mũi, tả hữu phụ giác
- Năm 22 tuổi: Quan sát tai trái
- Năm 23,24 tuổi: Quan sát thần sắc của cặp mắt
- Năm 25 tuổi: Quan sát sơn căn và chân mày
- Năm 26,27 tuổi: Quan sát tai và mắt
- Năm 28 tuổi: Quan sát Ấn đường
- Năm 29,30 tuổi: Quan sát mũi miệng với tả hữu sơn lâm
- Năm 31,32 tuổi: Quan sát tai, mắt.
- Năm 33,34 tuổi: Quan sát lông mày, trán.
2. Nghiên cứu theo chu kỳ 20 năm
- Phương pháp dựa vào quan sát Tam đình:
- 20 năm đầu cuộc đời thể hiện qua trán
- 20 năm tiếp theo thể hiện qua mũi
- Cằm cho biết hậu vận của người đó từ năm 41 tuổi.
Bài liên quan