Home
» Kiến trúc - Phong thủy
» Bí ẩn quẻ dịch, bài 8, quẻ 29-34 / Tập Khảm/ Thuần Ly/ Hàm/ Hằng/ Độn/ Tráng
Bí ẩn quẻ dịch, bài 8, quẻ 29-34 / Tập Khảm/ Thuần Ly/ Hàm/ Hằng/ Độn/ Tráng
Thứ Tư
29.QUẺ TẤP KHẢM
“Thủy Đế Lao Nguyệt”- Uổng công phí sức.
Khảm có nghĩa là “hố” là “lõm” là “trũng”, nghĩa bong là uổng công vô ích. Vì vậy mà có hình tượng “ đáy sông mò trăng”.
“Thủy Đế Lao Nguyêt” là chuyện mặt trăng chiếu xuống đáy sông, rất đẹp. Có người đi tới, nhìn xuống sông,tưởng là châu báu, liền nhảy xuống mò, nhưng chỉ uổng công phí sức. Kẻ gieo phải quẻ này, có điềm uổng công phí sức.
Hình tượng của quẻ Khảm nói : Một vầng trăng sáng chiếu xuống sông/ Chỉ thấy bóng mình chẳng thấy tông/ Ngu nhân tưởng ngọc liền nhảy xuống/ Đáy sông mò nguyệt, chỉ uổng công/
Quẻ Khảm là quẻ thuần Thủy, ở trên là nước, ở dưới cũng là nước. Trong mắt người xưa, nạn lụt là thiên tai, nguy hiểm, chẳng khác gì động đất. Trong kinh dịch luôn chú trọng tính nguy hiểm của quẻ Khảm. Khuyên “biết nguy hiểm thì không còn là nguy hiểm”, hơn nửa còn dụng nó để phòng thủ thành trì ( đào hào nước xung quanh thành để phòng thủ) Thánh nhân gọi quẻ này là quẻ tập Khảm, vì thấy nó hai lần hiểm. Trong hiểm có hiểm. Nên nhắc chúng ta phải hết sức cẩn thận., cảnh giác, đề phòng nguy hiểm, năm xung tháng hạn thì coi như thoát hiểm.
Gieo quẻ này đường tài lộc không hanh thông, đứng trước nguy cơ khó khăn, khủng hoảng. Nên duy trì kinh doanh mức bình thường, nên chú ý việc, sự liên quan đến sông nước. Cổ ngử có câu : Của mất coi như không mất gì/ Sức khỏe mất là mất mát lớn/ Đức tin mất là mất tất cả/.
30. QUẺ THUẦN LY/
“ Thiên Quan Tứ Phúc” “ Phát Phúc Sinh tài”.
Ly có nghĩa là “bám”, âm bám vào dương, vì vậy nó có hình tượng “thần phúc lộc ban phúc”. Thiên quan tứ phúc được coi là thần phúc lộc, ngự trong vận mệnh người nào, người đó gặp hung hóa cát, biến họa thành phúc, mọi việc như ý. Người gieo được quẻ này có điềm phát phúc sinh tài.
Hình tượng của quẻ Ly: Thiên quan chiếu mạng, chủ lộc nhiều, buôn bán có lợi lớn, làm việc gì cũng có lợi.
Lời đoán: Mọi việc hanh thông, ra ngoài vui vẻ, tai qua nạn khỏi, bệnh tật tiêu tan.
Quẻ Ly là quẻ Thuần Hỏa. Kinh dịch có lời: Ly giả, lệ dã, nghĩa rằng: Quẻ Ly, đẹp thay! Thời cổ, ba chữ Ly (chia ly), chữ Lệ (hoa lệ), chữ Lê (trong từ buổi bình minh) đều có nghĩa là quang minh (sang sủa). Ba chữ này phát âm hoàn toàn giống nhau, có thể dùng thay nhau trong mọi trường hợp. Ví sao chữ Ly và chữ Lệ lại chú giải thay nhau? Điều này quan hệ đến lửa, vì lửa là đại biểu cho sự sáng và nhiệt tình. Ly có nghĩa là bám, âm bám vào dương, nên có tượng thiên nhiên ban phúc.
31. QUẺ TRẠCH/ SƠN HÀM/
“ Manh Nha Xuất Thổ” “ Thời vận đã đến”
Hàm có nghĩa là giao cảm, thiên địa giao cảm, vạn vật sinh, vì thế có hình tượng : Mầm cây nhô lên mặt đất. Manh Nha Xuất Thổ là chuyện có cây trong đất, đến lúc giao mùa thu-đông, mục đồng đốt cỏ, mầm cỏ đều bị vùi lấp. Khi mùa xuân về, cỏ cây lại hồi sinh, mầm cỏ đội đất mọc lên. Kẻ giao được quẻ này có điềm “ Thời vận đã đến”.
Hình tượng của quẻ Hàm : Vận đen hoàng kim mất/ Vận đỏ lộc tiến vào/ Vận phát khiến lòng dạ vui mừng/ tâm hồn rộng mở/
Lời đoán: Mưu sự tất thành, xuất hành có lợi/ Của mất lại về/ Bệnh tật tiêu tan.
Hàm có nghĩa là giao cảm, cảm thụ, cảm hứng, Kinh dịch dung cụm từ: Thiên Thượng Hữu Trạch” để miêu tả quẻ này. Hồ trên Núi (Đoài trên Cấn) Vì sao có chuyện này? Núi cao, áp suất không khí thấp, nước đóng băng mùa đông. Khi mùa xuân về, nước tan trên đỉnh núi chảy xuống khe núi tạo thành hồ. Những hồ này đầu tiên cảm nhận được không khí mùa xuân. Mọi vật đều tác động đến nhau qua cảm thụ mà biết. Thiên địa giao cảm, vạn vật mới sinh sôi.Quẻ này lợi xuất hành, lợi về thành thật, thuận hòa. Chỉ có chí thành mới cảm hóa được lòng người.
32. QUẺ LÔI/PHONG HẰNG
" Ngư Lai Chàng Võng" " Vạn sự như ý"
Hằng có nghĩa là thường xuyên và lâu dài, nên nó có hình tượng cá va vào lưỡi.
Ngư lai chàng võng là chuyện một ông lão đánh cá đến bờ sông quăng lưới. Cá tự lao vào lưới. Ông lão đánh cá đánh được nhiều cá, trong lòng vô cùng phấn khởi. Người gieo được quẻ này có điềm " Vạn sự như ý".
Hình tượng của quẻ Hằng: Ngư ông đánh cá gặp vận dỏ, cá tự chui đầu vào lưới.
Lời thơ của quẻ: Cá tự vào lưới, thật là may/ Bệnh tật tiêu tan, người đi về/ Giao dịch xuất hành đều được lợi./ Mưu sự tất thành, mọi việc thông./
Lời đáon: Xuất hành co lợi. Bệnh tật tự khỏi. Cãi cọ tự mất. Kinh doanh buôn bán thuận lợi.
Hằng có nghĩa là lâu dài, mãi mãi. Kinh dịch dùng câu : " Quân tử dĩ lập bất dịch phương", ( Quân tử dựa lý quẻ này xác lập đạo - lý tưởng- không bao giờ thay đổi lập trường để chỉ quẻ Hằng. Hằng là đạo trời đất. Đạo trời đất là âm dương giao hòa, trường tồn. Quân tử xác định đạo này mới có thể trường cửu. Đạo trường cửu tức là âm phải theo dương. Quân tử giữ đạo trung hiếu, thực hành nhân, nghĩa lễ trí tín, tiểu nhân không như vậy. Đạo cuả tiểu nhân là đạo tham lam, đố kỵ, hại người. Quân tử dù chết cũng không thay đổi lập trường, không tham lam, không độc ác, không hại người. Nhưng quẻ Hằng cũng có nhược điểm. Đó là cố chấp, bảo thủ, ngoan cố, cứng nhắc, không thích ứng trào lưu, tự cao tự đại, không nhạy bén.
Đạo của quẻ Hằng dương phải nhường âm, âm phải theo dương thì mới lâu dài. Hòa thuận là cái gốc của thành công. Cổ nhân có câu " hỏa khí sinh tài" , bạn nên giữ hòa khí với bạn hợp tác, với nhân viên mới đúng với đạo lâu dài của quẻ Hằng.
Gieo được quẻ Hằng, tài vận rất tốt, có thể lâu dài, ổn định. Bạn đã có thu nhập ổn định., song cần chú ý thuận theo trào lưu, thay đổi phương thức kinh doanh phù hợp.
33/ QUẺ THIÊN/ SƠN ĐỘN/
" Nông Vân tế Nhật ", " Mưu sự bất thành"
Thiên/ Sơn = Độn. Nghĩa quẻ: " Nồng Vân Tế Nhật" ( Mưu sự bất thành). Độn tức là tránh, là trốn, tượng là mây dầy che trời.
Mặt trời đang chiếu sáng, bỗng có một đám mây đen ùn ùn kéo đến, ánh sáng bị che lấp, mọi việc đang bình thường bỗng rối loạn, hoảng hốt, kẻ nhanh tay cướp, biến, kẻ nhanh chân vừa chạy vừa vơ vét, mọi việc hổn loạn, không còn phép tắc, không ai đủ tư cách làm chủ được tình hình bảo với bầy đàn là mây sẽ tan và trời sẽ lại sáng.Quẻ này, đoán rằng: Mất của khó thấy, giao dịch khó khăn, góp vốn bất lợi, mọi sự bất thành, nhân tình thế thái hung họa khôn lường.
Dịch học dùng cụm từ " Thiên hạ hữu sơn" ( dưới trời có núi) để miêu tả quẻ Độn. Lời kinh giảng thêm: Quân tử dựa lý quẻ này,xa bọn tiểu nhân, không cần độc ác, chỉ cần nghiêm khắc là được. ( Độn, quân tử di viễn tiểu nhân, bất ác nhi nghiêm). Đạo của quẻ Độn là né tránh, bỏ đi, rút lui. Đối với kẻ tiểu nhân, nếu dùng thủ đoạn độc ác, dữ tợn, cáu gắt, chúng sẽ oán thù. Khi khí âm đang thịnh, khí dương phải suy. Lúc đó, quân tử phải biết rút lui.
34/ LÔI /THIÊN ĐẠI TRÁNG
" Công sư đắc mộc", ( Vận khí sắp lên)
Đại tráng có nghĩa là thịnh vượng, công việc hưng thịnh, vì vậy có hình tượng " người thơ mộc được gỗ".
Người gieo được quẻ này là điềm " Vận khí sắp đến".
Giảng: Tráng có nghĩa là khỏe mạnh, Đại Tráng có nghĩa là rất khỏe mạnh. Khỏe mạnh hàm nghĩa thịnh vượng. Song, cũng đề phòng " tốt quá hóa lốp" . Dịch học có câu: Đại tráng, quân tử dĩ phi lễ vật lý. ( Quẻ Đại tráng chỉ người quân tử dựa lý quẻ này, không làm những chuyện vô lễ). Của phi nghĩa không tham. Việc phi nghĩa không làm. Tiền phi nghĩa không lấy. Chuyện phi nghĩa không nghe. Quan hệ phi nghĩa không giao lưu.
Quẻ Đại Tráng mang nhiều yếu tố xung đột và trái nghịch. Thánh nhân dùng quẻ này để răn dậy chúng ta cố tránh xung đột, không làm điều sai, điều phi nghĩa, điều xấu hổ.Của cải tiền bạc có bền hay không phụ thuộc vào việc kiếm được bằng con đường chính đáng. " Tiền phi nghĩa dù làm nhà ở cũng không ở được".
Bài liên quan