Bí ẩn quẻ dịch, bài 7, quẻ 25-28 / Vô Vọng/ Đại Súc/ Di/ Đại Quá..
Thứ Tư
BÍ ẨN QUẺ DỊCH.7
25.QUẺ THIÊN/ LÔI VÔ VỌNG
26. QUẺ SƠN/ THIÊN ĐẠI SÚC27. QUẺ SƠN/ LÔI DI
28/ QUẺ TRẠCH/ PHONG ĐẠI QUÁ
25.QUẺ THIÊN/ LÔI VÔ VỌNG
26. QUẺ SƠN/ THIÊN ĐẠI SÚC27. QUẺ SƠN/ LÔI DI
28/ QUẺ TRẠCH/ PHONG ĐẠI QUÁ
25.QUẺ THIÊN/ LÔI VÔ VỌNG
“Điểu Bị Long Lao” – Tù túng buồn lo.
“Vô vọng” có nghĩa là “không còn mong tưởng gì nữa”, không hy vọng thì buồn phiền.
“Điểu bị long lao” là chuyện chim sơn ca đi tìm mồi, không ngờ bị rơi vào lồng bẫy chim, tuy có mỏ nhọn, song cũng không thoát ra được. Kẻ gieo phải quẻ này, có điềm “Tù túng buồn lo”.
Hình tượng của quẻ Vô Vọng nói:
Chim sa vào lồng bẫy, muốn thoát cũng không xong, vì thế chỉ còn cách tự an phận, chớ có ước muốn cao xa làm gì, chỉ phí công vô ích.
Lời đoán: Góp vốn bất lợi, hôn nhân bất thành, bệnh tật không khỏi, ra đi không gặp.
Lời bàn: Sách “Sử ký” của Tư Mã Thiên chép là “Vô vọng” (tức không còn hy vọng), mất hết hy vọng. Con người luôn nuôi hy vọng, mơ ước cuộc sống tốt đẹp hoặc thoát cảnh khó khăn, cực khổ. Cuộc đời có lúc bĩ cực, cũng có hồi thái lai. Ở cảnh tù túng nên giữ mình chờ thời “thái lai”.
Lời giải: Đề phòng tai họa bất ngờ.
“Vô Vọng” tức không nói càn, làm càn. Đạo của “Vô Vọng” vô cùng lớn. Quẻ Vô Vọng miêu tả cảnh tai họa bất ngờ như sét đánh vô duyên vô cớ hoặc sự đụng xe xảy ra bất ngờ hay bị trượt chân ngã. Những chuyện này gọi là rủi ro. Kinh Dịch dùng cụm từ “Thiện Hạ Lôi Hành” (trên trời sấm sét đánh xuống) để hình dung quẻ Vô Vọng. Theo người xưa thì tiếng sấm sét là để nuôi dưỡng vạn vật, giúp vạn vật thích nghi với môi trường. Quẻ Vô Vọng khuyên người ta không được nói càn làm càn. Sách “Sử ký” của Tư Mã Thiên chép quẻ này là “Vô Vọng” (tức không còn hy vọng) vì ở cảnh tù túng như cá chậu chim lồng.
Luận đoán tài vận:
Đường tài vận của bạn có thể bị trục trặc bởi lý do k hông đâu. Cái họa vô vọng đến bất thình lình như sét đánh ngang tai, khiến bạn không thể đối phó được. Nhưng ở trên đời này phúc họa đều có nguyên nhân sâu xa. Nguyên nhân này không phải do tiền kiếp gây tạo ra mà do nhiều đời trước tích tụ, cũng giống như bạn đạt đến thành công một phần do công lao của bạn, nhưng phần lớn là do công sức của nhiều thế hệ tổ tiên của bạn tạo ra, bạn chỉ là người thu hoạch mà thôi.
.
.
26. QUẺ SƠN/ THIÊN ĐẠI SÚC
“Trận Thế Đắc Khai” – Không còn trở ngại.
“Đại súc” có nghĩa là “sức chứa lớn”, vì thế có hình tượng “thế trận được mở”.
“Trận thế đắc khai” là chuyện Quảng Thành Tử bị vây khốn trong trận Đăng hỏa, sai tướng Phan Thiên Ấn tế lễ mở trận Quần Tiên, phá tan trận Đăng Hỏa. Người gieo được quẻ này có điềm “không còn trở ngại”.
Hình tượng của quẻ Đại Súc nói:
Buồn bã khiến mặt mày ủ rũ, việc khó luôn canh cánh bên lòng. Từ nay mở ra trận thế mới, tùy ý hoạt động không còn lo gì nữa.
Lời đoán: Gặp vận tốt, người đi có tin về, xuất hành đại cát, mọi sự thuận lợi.
Lời bàn: Đại súc là đã có đủ lực lượng, đủ sức mạnh để hành động. Phàm làm bất cứ việc gì đều phải chuẩn bị đầy đủ. Chuẩn bị đầy đủ thì thành công. Có chuẩn bị đủ các mặt thì mới triển khai công việc, bởi vì không thể làm ẩu làm bừa, dẫn đến làm hỏng, làm sai. Vì vậy, dù gieo được quẻ tốt nhưng không làm theo hướng dẫn của quẻ, không ứng nghiệm.
Lời giải: Đã hết trở ngại.
“Súc” có nghĩa là “chứa”, “để dành”, “Đại Súc” có nghĩa là “để dành lớn”, “chứa nhiều”. Kinh Dịch dùng cụm từ “Thiên tại sơn trung” (trời ở trong núi) để chỉ quẻ Đại Súc, ý chỉ núi còn cao hơn trời. Vì núi cao lớn như vậy, nó có thể chứa rất nhiều sinh vật. Quẻ Đại Súc muốn bảo ta rằng cần phải tích lũy tiền của, kiến thức, nhân đức. Lời tượng quẻ này có câu “Quân tử dĩ đa thức, tiền ngôn vãng hành, dĩ súc kỳ đức” có nghĩa người quân tử tri thức uyên bác, học vấn cao, dựa vào lý quẻ này đi đến đâu cũng được hoan nghênh, được nuôi dưỡng.
Thời cổ đại, mọi người đều trồng lúa, khi sức sản xuất phát triển thì một số người tách khỏi lao động chân tay làm việc trí óc. Vì vậy, lời quẻ này có câu “Bất gia thực, cát” tức “không phải lao động chân tay, không cần ăn cơm nhà, tốt lành”.
Luận đoán tài vận:
Bạn đang kinh doanh buôn bán phát triển, sự nghiệp thuận lợi. Bạn càng tích lũy kiến thức kinh nghiệm phong phú bao nhiêu, công việc của bạn càng phát đạt bấy nhiêu. Điều bạn nên nhớ là phải tích lũy tiền bạc, kiến thức, kỹ thuật mới phù hợp với quẻ Đại Súc.
.
.
27. QUẺ SƠN/ LÔI DI
“Vị Thủy Phỏng Hiền” - Bĩ cực thái lai.
“Di” có nghĩa là “nuôi dưỡng”, ăn uống là tự nuôi, vì vậy nó có hình tượng “đến thăm người hiền ở sông Vị”.
“Vị thủy phỏng hiền” là chuyện Khương Thái Công thuở hàn vi thường ngồi câu ca 1be6n bờ sông Vị. Chu Văn Vương nghe tin, đích thân đến thăm, mời ra giúp nước. Thái Công lên xe về triều, được phong làm quốc phụ. Người gieo được quẻ này có điềm “Bĩ cực thái lai”.
Lời đoán: Vị thủy phỏng hiền, đại cát đại lợi, mọi việc như ý, làm ăn gặp vận.
Lời bàn: Muốn phát triển phải nuôi dưỡng chí khí, tập hợp lực lượng, xây dựng căn cứ. Muốn tồn tại lâu dài phải bảo dưỡng nguyên khí, bổ sung cái thiếu, sửa chữa chỗ khuyết. Vua Văn Vương sở dĩ lập nên sự nghiệp nhà Tây Chu là nhờ ở chỗ nuôi dưỡng nhân tài, thi hành nhân đức.
Lời giải: Bĩ cực thái lai.
“Di” có nghĩa là “nuôi dưỡng”, “bảo dưỡng”. Quẻ Di liên quan đến cái miệng của chúng ta.
Kinh Dịch dùng cụm từ “Sơi Lôi Di” để nhắc nhở chúng ta: “Quân tử dĩ thận ngôn ngữ, tiết ẩm thực” tức quân tử dựa vào lý quẻ này, thận trọng nói năng, ăn uống tiết độ. Trên thực tế không phải chỉ nói năng ăn uống thận trọng mà mọi việc đều phải thận trọng. Chỉ cần hơi sơ suất là hỏng việc ngay. Tai họa do thiên nhiên gây ra còn có thể phòng tránh, tai họa do con người gây ra, khó có thể tránh được. Cổ nhân có câu “Bệnh vào từ miệng, họa ra từ mồm”.
Luận đoán tài vận:
Đường tài lộc của bạn khá phát triển, bởi quẻ Di có tượng ăn uống chè chén lớn. Nhưng càng thắng lớn, càng lãi to, càng phải thận trọng. Thường tai họa hay xảy ra sau khi “đại thắng lợi”.
Bạn đã qua cơn “bĩ cực” đang bắt đầu “thái lai”, tuy vậy bạn vẫn phải cần thận trọng trong ăn nói, làm việc. Bạn hãy suy nghĩ cẩn thận nhất là việc đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.
.
.
28/ QUẺ TRẠCH/ PHONG ĐẠI QUÁ
“Dạ Mộng Kim Tiền” – Không vẫn hoàn không.
“Đại quá” có nghĩa là “vượt mức quá nhiều”. Quá mức, quá nhiều là tai họa, vì thế nó có hình tượng của “nằm ngủ ban đêm mơ thấy tiền bạc”.
“Dạ Mộng Kim Tiền” là chuyện kẻ luôn nghĩ đến tiền nhưng không kiếm được, đêm nằm mơ thấy tiền vàng rất nhiều, lấy được rất dễ, tỉnh dậy vẫn tay trắng. Kẻ gieo phải quẻ này có điềm “không vẫn hoàn không”.
Hình tượng của quẻ Đại Quá nói:
Đêm nằm mơ thấy được rất nhiều vàng bạc, tỉnh dậy không thấy một chinh. Hiện chỉ nên an phận, còn tơ tưởng chỉ mệt óc nhọc lòng.
Lời đoán: Làm việc bất thành, cầu tài không được, hôn nhân không thành. Mọi sự bất thành, phải nhẫn nại, chớ có mơ mộng.
Lời bàn: Phương ngôn có câu: “Tốt quá hóa lốp”. Việc gì quá đều có hại. Lượng đổi đến mức quá sẽ phá vỡ kết cấu nội tại của sự vật hiện tượng. Vì vậy, mọi việc đều làm có chừng có mực thì mới thành công.
Lời giải: Không vẫn hoàn không.
“Quá” là vượt qua giới hạn, “đại qua” là vượt qua giới hạn quá nhiều. Phàm cái gì cũng hỏng, vì thế quẻ này có tượng nằm mơ ban đêm thấy vàng nhưng tỉnh dậy không có một xu. Quẻ Đại Quá. Bài liên quan