Chính phủ lo áp lực giải ngân vốn ODA
Thứ Bảy
Một số nơi vẫn đề xuất khởi công mới các dự án trong khi chưa cân đối đủ nguồn vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản...
Gửi báo cáo đến Quốc hội về tình hình đầu tư phát triển năm 2014 và dự kiến kế hoạch đầu tư phát triển 2015, Chỉnh phủ nhìn nhận khá nhiều hạn chế liên quan đến ODA.
Như, chưa cân đối được đủ nguồn vốn để đối ứng các chương trình, dự án ODA. Tổng số vốn ODA đã ký kết theo hiệp định đến nay chưa giải ngân khoảng 22 tỷ USD, yêu cầu trong 5 năm tới phải giải ngân hết số vốn này. Nếu tính số vốn ODA sẽ tiếp tục ký kết trong thời gian sắp tới, thì bình quân mỗi năm giải ngân khoảng 5,5 tỷ USD, Chính phủ cho biết.
Theo báo cáo, để thực hiện giải ngân số vốn nước ngoài nói trên, hàng năm cần khoảng 25-30 nghìn tỷ đồng vốn đối ứng. Tuy nhiên, theo kế hoạch bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014-2016 được Quốc hội thông qua thì mỗi năm bình quân mới cân đối được khoảng 7 nghìn tỷ đồng.
Với nguồn vốn ngân sách nhà nước như hiện nay, thì khó có khả năng cân đối vốn đối ứng theo tiến độ giải ngân vốn ODA, Chính phủ nhìn nhận.
Về nguồn vốn đầu tư nói chung của 2015, Chính phủ dự kiến huy động tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 1.345 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 30% GDP (tương đương năm 2014).
Trong đó, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước 195 nghìn tỷ đồng, chiếm 14,5% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, giảm 7,1% so với ước thực hiện năm 2014.
Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước khoảng 60 nghìn tỷ đồng, chiếm 4,5% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, tăng 3,1%.
Tăng cao nhất là nguồn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp tư nhân khoảng 565 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 42% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, tăng 30,5%.
Tuy nhiên, với phương án phân bổ vốn kế hoạch năm 2015, hạn chế được Chính phủ nêu là không cân đối được đủ vốn cho các xã nghèo thuộc chương trình giảm nghèo bền vững (chương trình 135, đầu tư các xã bãi ngang) theo định mức mới.
Và cũng không cân đối được đủ nguồn vốn kế hoạch năm 2015 để thực hiện các chương trình, chính sách mới.
Vốn đầu tư eo hẹp, song theo báo cáo thì việc sử dụng vốn năm 2014 vẫn còn không ít vấn đề.
Như, còn có 42 dự án bố trí chưa đúng quy định với số vốn là 602,9 tỷ đồng, chiếm 1,3% tổng số vốn trong nước đã rà soát của ngân sách Trung ương.
Số dự án khởi công mới (bao gồm các dự án bố trí không đúng quy định) của các địa phương tăng 209 dự án, trong khi cả nước giảm 236 dự án so với kế hoạch năm 2013, báo cáo nêu.
Chính phủ cũng “than phiền” là một số bộ, cơ quan và địa phương vẫn đề xuất khởi công mới các dự án trong khi chưa cân đối đủ nguồn vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản. Song, báo cáo không nêu cụ thể địa chỉ và cũng chẳng nêu kết quả xử lý.
Đáng lo hơn, là ngay từ chế độ báo cáo, nhất là báo cáo kết quả thực hiện, giải ngân của một số bộ, cơ quan Trung ương, địa phương, theo Chính phủ là chưa được thực hiện nghiêm túc.
Vì vậy, việc tổng hợp thông tin về tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư của các bộ, cơ quan và địa phương rất khó khăn.
Theo báo cáo, để thực hiện giải ngân số vốn nước ngoài nói trên, hàng năm cần khoảng 25-30 nghìn tỷ đồng vốn đối ứng. Tuy nhiên, theo kế hoạch bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014-2016 được Quốc hội thông qua thì mỗi năm bình quân mới cân đối được khoảng 7 nghìn tỷ đồng.
Với nguồn vốn ngân sách nhà nước như hiện nay, thì khó có khả năng cân đối vốn đối ứng theo tiến độ giải ngân vốn ODA, Chính phủ nhìn nhận.
Về nguồn vốn đầu tư nói chung của 2015, Chính phủ dự kiến huy động tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 1.345 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 30% GDP (tương đương năm 2014).
Trong đó, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước 195 nghìn tỷ đồng, chiếm 14,5% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, giảm 7,1% so với ước thực hiện năm 2014.
Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước khoảng 60 nghìn tỷ đồng, chiếm 4,5% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, tăng 3,1%.
Tăng cao nhất là nguồn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp tư nhân khoảng 565 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 42% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, tăng 30,5%.
Tuy nhiên, với phương án phân bổ vốn kế hoạch năm 2015, hạn chế được Chính phủ nêu là không cân đối được đủ vốn cho các xã nghèo thuộc chương trình giảm nghèo bền vững (chương trình 135, đầu tư các xã bãi ngang) theo định mức mới.
Và cũng không cân đối được đủ nguồn vốn kế hoạch năm 2015 để thực hiện các chương trình, chính sách mới.
Vốn đầu tư eo hẹp, song theo báo cáo thì việc sử dụng vốn năm 2014 vẫn còn không ít vấn đề.
Như, còn có 42 dự án bố trí chưa đúng quy định với số vốn là 602,9 tỷ đồng, chiếm 1,3% tổng số vốn trong nước đã rà soát của ngân sách Trung ương.
Số dự án khởi công mới (bao gồm các dự án bố trí không đúng quy định) của các địa phương tăng 209 dự án, trong khi cả nước giảm 236 dự án so với kế hoạch năm 2013, báo cáo nêu.
Chính phủ cũng “than phiền” là một số bộ, cơ quan và địa phương vẫn đề xuất khởi công mới các dự án trong khi chưa cân đối đủ nguồn vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản. Song, báo cáo không nêu cụ thể địa chỉ và cũng chẳng nêu kết quả xử lý.
Đáng lo hơn, là ngay từ chế độ báo cáo, nhất là báo cáo kết quả thực hiện, giải ngân của một số bộ, cơ quan Trung ương, địa phương, theo Chính phủ là chưa được thực hiện nghiêm túc.
Vì vậy, việc tổng hợp thông tin về tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư của các bộ, cơ quan và địa phương rất khó khăn.
Bài liên quan